BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM VÀ ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Bê tông thương phẩm là gì?
Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau. Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn thủ công thông thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

Nhà máy bê tông tươi
Trên thị trường hiện nay, có nhiều hãng cung cấp bê tông tươi tại nhiều khu vực khác nhau, tập trung phần lớn tại các thành phố lớn và vùng xây dựng phát triển.

Bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình xây dựng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn bê tông thủ công thông thường. Bởi việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào đã giúp bạn kiểm soát chất lượng. Đồng thời, bê tông tươi còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng và mặt bằng tập trung vật liệu.
Phân loại
Bê tông tươi rất đa dạng và sẽ tùy theo công trình mà sẽ được nhà thầu trộn bê tông theo quy trình. Với những tỷ lệ tiêu chuẩn khác nhau. Đứng trên phương diện là nhà cung cấp bê tông tươi, họ sẽ phân loại bê tông tươi dựa theo mác bê tông. Mác bê tông được hiểu là khả năng chịu nén của bê tông. 

Tiêu chuẩn phân loại theo mác bê tông

Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, cụ thể là TCVN 3105 : 1993, TCVN 4453 : 1995 mẫu được làm để đo cường độ là mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm x 150mm x 150 mm. Sẽ được dưỡng hộ ở môi trường điều kiện tiêu chuẩn theo quy định TCVN 3105 : 1993 trong vòng 28 ngày sau khi bê tông được ninh kết lại. Hết thời gian 28 ngày, bê tông sẽ được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu sẽ xác định được cường độ chịu lực nén của bê tông. Đơn vị đo được tính là MPa (N/mm²) hoặc dùng daN/cm² (kg/cm²). 
Theo như quy định về kết cấu xây dựng, bê tông phải chịu được nhiều tác động bên ngoài khác nhau: lực nén, kéo, uốn, trượt trong số đó thì nén là chiếm phần lớn nhất của bê tông tươi. Do đó, người ta thường chọn cường độ chịu nén là tiêu chí để đánh giá chất lượng mác bê tông. 

Phân loại bê tông tươi theo mác bê tông
Mác bê tông sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau: từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. 
Tùy theo tính chất của các công trình sẽ lựa chọn các mác bê tông phù hợp với mỗi loại công trình khác nhau.

Bê tông phát triển tương ứng với cường độ rất nhanh trong 3 ngày đầu đạt mức 40% cường độ. Đến 7 ngày tiếp theo bê tông đạt mức 60% cường độ và đạt mức xấp xỉ 100% với cường độ khi đạt đủ 28 ngày.

Bảng tra Cường độ chịu nén của các mác bê tông thông dụng ở 7 ngày và 28 ngày tuổi

STT    Mác bê tông    Cường độ chịu nén nhỏ nhất(kG/cm2) ở 7 ngày tuổi    Cường độ chịu nén đặc trưng (kG/cm2) ở 28 ngày tuổi
    1    M150                                                  100                                            150
    2    M200                                                  135                                            200
    3    M250                                                  170                                            250
    4    M300                                                  200                                            300
    5    M350                                                  235                                            350
    6    M400                                                  270                                            400
    7    M450                                                  300                                            450

bài viết liên quan

dự toán chi phí xây nhà

ý kiến của khách hàng

dự toán chi phí xây nhà