XÂY NHÀ NGÀN ĐIỀU CẦN BIẾT

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

Công ty cổ phần thiết kế xây dựng An Thuận Phát xin kính chào Quý Khách!
Công ty cổ phần thiết kế xây dựng An Thuận Phát
 là đơn vị hoạt động chính trong lĩnh vực thiết kế thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Với đội ngũ kiến trúc sư, kĩ sư và chuyên gia đầu ngành có tâm huyết với nghề, năng động sáng tạo và kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề. Cùng với hệ thống thiết bị đồng bộ với công nghệ hiện đại. An Thuận Phát tự tin là đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng tại tphcm và các tỉnh thành lân cận.
Với phương châm “Chất lượng luôn đặt hàng đầu”, chúng tôi đặt mục tiêu nâng cao quyền lợi thiết thực nhất cho khách hàng và xã hội. Đó là xây dựng thành công những công trình chất lượng, để đời. Chúng tôi luôn mong muốn được hợp tác tích cực, lâu dài và toàn diện với Quý khách hàng, Quý đối tác.
Nhằm mục đích giải đáp tất cả những thắc mắc của quý khách hàng, quý đối tác. Chúng tôi tổng hợp tất cả những vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở trong chuyên mục này để quý khách hàng có thể tham khảo và giả đáp cho quý khách hàng những vấn đề cần chuẩn bị trước khi xây dựng cho mình một căn nhà như ý.

MỞ ĐẦU    

“Ngôi nhà – nơi trú ngụ của trái tim” – đó là tên cuốn sách về tâm lý học nhà lở và nội thất của tiến sĩ người Nhật Tomoda Hiromichi, chỉ đọc tên thôi, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của ngôi nhà trong cuộc sống của mỗi người. Kể từ khi sinh ra đến khi mất đi, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và bất cứ điều kiện sống nào, hầu như ai cũng có một nơi gọi là nhà. 
Nhà là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động “sống” của con người. Một đời người có lẽ chỉ chính thức tự xây nhà ở cho mình 1 – 2 lần, vì vậy 1 – 2 lần này được xem là một trong ba sự kiện trọng đại nhất của cuộc đời theo quan niệm của người xưa: "Tậu trâu – cưới vợ – làm nhà” (ngày nay đỗi tậu trâu thành mua xe hơi cho hợp hoàn cảnh). 
Rất ít người có cơ hội tự xây nhà cho mình nhiều lần, bên cạnh đó, thiết kế xây dựng cũng là loại hoạt động rất phức tạp, diễn ra trong thời gian dài và có rất nhiều giai đoạn, rủi ro tiềm ẩn. Do đó, đa số mọi người đều bối rối khi lần đầu tiên tự xây nhà cho mình. Những câu hỏi như phải bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào, làm việc với ai trước, quy mô lớn đến đâu, kinh phí bao nhiêu, xây bao nhiêu lâu, làm như vậy có đúng hay không, có an toàn hay không?... và vô vàn câu hỏi khác được đặt ra trong suốt quá trình xây dựng khiến cho gia chủ rất mệt mỏi và căng thẳng. 
Trong quá trình làm nghề và tham gia thiết kế, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi và yêu cầu giải thích khá giống nhau của các gia chủ, từ đơn giản đến phức tạp. Có những câu hỏi rất chuyên sâu mà theo chúng tôi, chủ nhà cũng không cần tìm hiểu tới nhưng cũng có những câu hỏi vô cùng cơ bản cho thấy chủ nhà hoàn toàn chưa có kiến thức gì về lĩnh vực này. Vì vậy, chúng xin viết cuốn sách này để giải quyết hầu hết mọi thắc mắc và câu hỏi thường gặp giúp gia chủ nắm rõ được những kiến thức cơ bản cũng như quy trình làm việc. Mục đích cuối cùng là để gia chủ có được căn nhà như ý với chi phí phù hợp và giảm thiểu tối đa các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra. Những thông tin này sẽ là công cụ đắc lực giúp gia chủ yên tâm hơn trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. 
Lưu ý rằng cuốn sách này không phải là sách chuyên môn khoa học, nó được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế và tri thức khảo cứu từ hàng chục cuốn sách về kiến trúc – xây dựng, các tiêu chuẩn - quy chuẩn, cũng như thông tin trên mạng Internet. Các thông tin được viết ra với mục đích làm tài liệu tham khảo cho chủ nhà và cả những anh chị sinh viên kiến trúc mới ra trường, các anh chị mới hành nghề môi giới bất động sản, các chủ thầu công trình mới hay bất cứ ai muốn tìm hiểu thêm về hoạt động xây dựng nhà ở. Nó không thể thay thế cho bất cứ vai trò nào của kiến trúc sư (KTS) hay kỹ sư mà chỉ là một cuốn cẩm nang hệ thống lại thông tin kiến thức cho chủ nhà, giúp việc xây dựng nhà ở diễn ra suôn sẻ hơn. 
Các thông tin được đưa ra có thể đúng trong thời gian và khu vực được đề cập nhất định, nhưng có thể đã thay đổi tại thời điểm anh chị đọc cuốn sách này. Xin nhắc lại là tất cả chỉ mang tính chất tham khảo, không được đưa ra để làm tài liệu cho bất cứ tranh chấp dân sự nào. 
Chúc anh chị có được các thông tin bổ ích và sớm hoàn thành căn nhà mơ ước của chính mình. 

 

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trước khi bắt đầu, chúng tôi xin giải thích một vài từ ngữ, thuật ngữ thường gặp liên quan đến lĩnh vực kiến trúc xây dựng để các anh chị tiện theo dõi. 
-    Kích thước phủ bì thường dùng để chỉ kích thước tổng của vật thể, tính luôn cả khung bao và các chi tiết dính liền. 
Ví dụ, kích thước phủ bì cửa là kích thước cửa tính cả khung bao. 
-    Kích thước lọt lòng, kích thước thông thủy dùng để chỉ kích thước phía trong của một vật thể được bao bọc bởi khung, tường bao hay một vật thể cố định nào đó. 

 

-    Chiều cao thông thủy của tầng nhà là chiều cao tính từ mặt sàn hoàn thiện lên đến trần thạch cao nếu khu vực đó có đóng trần hoặc lên đến phần dầm kết cấu nếu khu vực đó không đóng trần giả. Nếu khu vực được đo không xuất hiện dầm thì chiều cao thông thủy sẽ tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của sàn bê tông tầng trên. 
-    Chiều cao tầng theo quy ước là chiều cao tính từ mặt sàn hoàn thiện tầng dưới đến mặt sàn hoàn thiện tầng trên.

 

 
Ví dụ nhà anh chị có tầng 1, chiều cao tầng là 3,5m thì người ta sẽ nói: cốt tầng 2 là 3,5m so với sàn tầng 1. Hoặc ví dụ trần thạch cao nhà anh chị đóng cao 2,8m tính từ mặt sàn thì người ta sẽ nói: cốt trần thạch cao so với mặt sàn là 2,8m. 
-    Ban công là phần nhô ra so với khối xây dựng chính có lan can bảo vệ và không tạo thành phòng. 
-    Lô-gia là phần thụt vào so với khối xây dựng chính có lan can bảo vệ và không tạo thành phòng. 
-    Tum là phần xây dựng che lối lên cầu thang của tầng trên cùng. Tum thang thường được phát triển thêm 1 – 2 phòng nhỏ đi kèm tạo thành tầng tum hay tầng thượng.

 

-    Sê-nô hay máng xối là phần hứng nước mưa của mái nhà. 
-    Ô văng là phần mái che nhỏ vươn ra khỏi tường, thường để che phần trên cửa sổ, cửa đi. 
-    Lanh-tô là phần dầm đỡ cho tường xây ngay phía trên cửa sổ, cửa đi. 
-    Hố ga là bể thu nước thải nhỏ, mục đích tập trung nước thải sinh hoạt hoặc nước mưa, sau khi lắng lọc các chất cặn thì đẩy nước thải ra hệ thống thoát nước chung. 
-    Bán hầm là tầng mà một nửa chiều cao nằm trên hoặc ngang cao độ vỉa hè hay cao độ mặt đất đặt công trình đã được duyệt theo quy hoạch. 
-    Tầng hầm thì có quá nửa chiều cao nằm dưới cao độ trên. Bán hầm và hầm sẽ được quy định về cách tính số tầng khác nhau trong quy hoạch. 
-    Tầng áp mái là lầng nằm bên trong phần mái dốc. Nếu có tường bao thì phần tường này không cao quá 1,5m so với mặt sàn. Nếu cao hơn thì được tính như một tầng thông thường. 

 

-    Nhà lệch tầng là dạng nhà có mặt sàn của cùng một tầng không phẳng mà nằm so le nhau (thường chênh nhau khoảng 600 – 1200mm), được tách ra ở phần cầu thang. 

 

-    Sự khác nhau trong tên gọi các tầng và lầu ở miền Nam và Bắc: Cách gọi giữa các tầng và lầu khá khác nhau ở miền Nam và Bắc nên thường gây ra một số bối rối và lẫn lộn trong quá trình trao đổi. Chúng tôi xin liệt kê các cách gọi phổ biến như sau: 

 
 
MIỀN BẮC MIỀN NAM KÝ HIỆU TIẾNG ANH
Hầm – Bán hầm Hầm – Bán hầm B (Basement) 
Tầng 1 (tầng trệt) Trệt  G (Ground Floor) 
Tầng lửng Lửng  M (Mezzanine)
Tầng 2 Lầu 1 1F (1st Floor) 
Tầng 3 ...  Lầu 2 ...  2F... (2nd Floor)
Tầng thượng – Chuồng cu Tầng thượng – Tầng tum  RT (RoofTop)
Áp mái  Áp mái  AL (Attic Level)
Mái  Mái  R (Roof)

Xem phần tiếp theo tại đây: Phần I: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

bài viết liên quan

dự toán chi phí xây nhà

ý kiến của khách hàng

dự toán chi phí xây nhà