QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG MỚI NHẤT

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Để xây được ngôi nhà theo mong muốn và hợp pháp, điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất mà mọi người cần làm đó là phải xin được giấy cấp phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn sinh sống.
Nhưng để xin được giấy phép xây dựng từ cơ quan thì không phải ai cũng hiểu được nhưng giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị và những quy trình cần làm để xin được giấy cấp phép.
Bài viết dưới đây, An Thuận Phát sẽ giới thiệu cho Khách Hàng quy trình thủ tục xin cấp phép xây dựng mới nhất, cùng An Thuận Phát tìm hiểu về quy trình thủ tục xin cấp phép xây dựng mới nhất dưới đây nhé.

 
quy-trinh-xin-cap-giay-phep-xay-dung-moi-nhat-1

1.    Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở
  • Đơn đề nghị cấp phép xây dựng (theo mẫu hiện hành). Trường hợp xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn thì phải có biên bản cam kết tự tháo dỡ khi nhà nước thực hiện thu hồi đất. (02 bản chính)
  • Bản sao công chứng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (02 bản)
  • Chứng minh nhân dân, (căn cước công dân) (02 bản sao công chứng)
Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước (với công trình cải tạo, sửa chữa phải có ảnh chụp hiện trạng)

2.    Quy trình xin cấp phép xây dựng nhà ở
Bước 1: Nộp hồ sơ
•    Nơi nộp: UBND cấp quận, huyện, TP thuộc tỉnh) nơi có nhà phố riêng lẻ dự kiến được xây dựng.
•    Cách thức nộp: CĐT gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
•    UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp GPXD;
•    Kiểm tra hồ sơ;
•    Ghi giấy biên nhận (còn được gọi là giấy hẹn) và trao cho người nộp đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định;
•    Trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc không đúng quy định thì hướng dẫn CĐT hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3. Xử lý yêu cầu
Bước 4. Trả kết quả
UBND cấp huyện trao cho chủ đầu tư GPXD kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có dấu mộc của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
•    Thời hạn cấp giấy phép xây dựng: Không quá 30 ngày  kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ 
• Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).   
•    Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại từng tỉnh, TP trực thuộc trung ương là khác nhau.
quy-trinh-xin-cap-giay-phep-xay-dung-moi-nhat-2

3.    Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở
Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 và Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Lưu ý: Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo giấy phép xây dựng đã được cấp.
3.1 Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng
  • Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng
  • Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp
  • Bản vẽ thiết kế điều chỉnh (Thời gian điều chỉnh giấy phép xây dựng là 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.)
  • Gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở (Thời gian giấy phép xây dựng có hiệu lực là 12 tháng kể từ khi hoàn thành.)
Sau 12 tháng mà công trình vẫn chưa khởi công thì chủ đầu tư cần phải gia hạn lại giấy phép xây dựng để có thể tiếp tục xây dựng.
4.1 Hồ sơ xin gia hạn gấy phép bao gồm
  • Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng
  • Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp
     
quy-trinh-xin-cap-giay-phep-xay-dung-moi-nhat-3
 
Trên đây là toàn bộ thủ tục và quy trình xin cấp phép xây dựng và những vấn đề liên quan mà chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng. Việc xin giấy phép xây dựng nhà ở là việc làm cần thiết và đúng với qui định của pháp luật. Chính vì thế quý khách hãy áp dụng những kiến thức trên để có được một lộ trình xây dựng tổ ấm của mình thật suôn sẻ nhé.

bài viết liên quan

dự toán chi phí xây nhà

ý kiến của khách hàng

dự toán chi phí xây nhà