NHỮNG KINH NGHIỆM XÂY NHÀ CẦN BIẾT
1. Xác định vị trí ngôi nhà
Kinh nghiệm xây nhà được nhiều chủ xây dựng cho biết bạn cần chú ý tới vị trí của ngôi nhà đầu tiên. Vì vị trí sẽ quyết định đến diện tích xây dựng, thiết kế của ngôi nhà cũng như quá trình thi công. Ngôi nhà của bạn sẽ nằm ở vị trí nào: Khu vực đông đúc, đường lớn hay hẻm nhỏ… Tất cả những điều này cần được xem xét kĩ lưỡng.
.jpg)
2. Xem xét diện tích xây dựng
Như chúng tôi đã nói ở trên, vị trí của lô đất sẽ quyết định tới diện tích xây dựng ngôi nhà. Đối với những vị trí rộng rãi thì bạn có thể xây nhà có diện tích lớn. Ngược lại, vị trị hẹp thì diện tích ngôi nhà sẽ bị hạn chế rất nhiều. Chính vì vậy bạn cần xác định trước để có hướng sắp xếp thiết kế cho mình một ngôi nhà đầy đủ công năng sử dụng.
3. Lên kế hoạch thiết kế ngôi nhà
Những nhà thầu có nhiều kinh nghiệm xây nhà đều khẳng định thiết kế ngôi nhà đóng vai trò quan trọng trong xây dựng. Vì nó là nơi ở và sinh hoạt của cả gia đình. Nếu việc thiết kế không được quan tâm đúng mức sẽ gây ra nhiều phiền phức về sau cho gia chủ.
Khi thiết kế ngôi nhà bạn cần xác định số lượng thành viên sẽ ở trong ngôi nhà đó. Nếu là một gia đình lớn, bạn cần nhiều không gian hơn cho phòng ngủ, cho cả khu vực ăn uống và phòng khách nhằm đảm bảo rằng mọi thành viên có thể sống thoải mái với không gian riêng của mình.
Ngoài ra, cần phải quan tâm đến phong cách sống của cả gia đình. Căn cứ vào sở thích của gia đình sẽ giúp bạn xây dựng được một ngôi nhà tuyệt vời. Nếu bạn thích hát karaoke hoặc xem phim thì hãy thiết kế một phòng riêng để thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng. Hay bạn yêu thích thiên nhiên, hãy thiết kế một không gian ban công hoặc trên sân thượng để trồng các loại rau, củ hoặc cây xanh để ngắm nghía chúng mỗi ngày.
Nói tóm lại, bạn cần dựa vào diện tích của ngôi nhà để có một bản vẽ thiết kế phù hợp nhất.
.jpg)
4. Dự trù ngân sách xây nhà
Khi đã xác định được kích thước ngôi nhà muốn xây, thiết kế thì bạn cần chuẩn bị một nguồn ngân sách để hiện thực hóa ước mơ của mình. Nguồn ngân sách này gồm có: chi phí cố định và chi phí phát sinh. Chi phí cố định tức là số tiền bạn chắc chắn phải bỏ ra. Còn chi phí phát sinh chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết mà thôi.
Chi phí cố định được tính trong bảng dự toán công trình. Gồm có:
+ Liệt kê toàn bộ các khoản chi phí cần có để hoàn thành một căn nhà: chi phí vật tư thực hiện, chi phí nhân công, chi phí thiết kế, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý công trình, chi phí phát sinh (5-10%)
+ Với mỗi khoản mục chi phí, cần liệt kê số lượng cụ thể của từng công tác, chủng loại vật tư: Các miêu tả chi tiết về vật tư cũng nhu trang thiết bị thực hiện: nguồn gốc xuất xứ, chủng loại trang thiết bị, tên kỹ thuật, đơn giá... Các tiểu mục chi phí công việc cho các đầu mục lớn.
+ Tham khảo các mẫu mã chủng loại vật tư trên thị trường để đưa ra được mức giá trung bình phù hợp.
+ Chi phí tổng của các khoản mục.
Chúng tôi chắc chắn rằng nếu bảng dự toán công trình được bạn làm càng chi tiết và đúng với hướng dẫn thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
.jpg)
5. Xin giấy phép xây dựng nhà
Trước khi động thổ xây nhà thì bạn cần phải hoàn thiện xin giấy phép xây dựng từ những cơ quan có thẩm quyền. Nếu không xin giấy phép hoặc đang trong thời gian cấp mà xây dựng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, đây là một kinh nghiệm xây nhà mà bạn phải biết.
6. Chọn nhà thầu xây dựng nhà
Người sẽ giúp bạn hoàn thành ước mơ có được một ngôi nhà đó chính là nhà thầu xây dựng. Bạn cần phải chọn những nhà thầu có đủ năng lực và dày dặn kinh nghiệm xây nhà mới có thể giúp ngôi nhà có chất lượng tốt nhất. Nếu chưa có kinh nghiệm chọn nhà thầu thì bạn cần nhờ những người có chuyên môn hướng dẫn. Hoặc tìm đến những công ty tư vấn về thầu xây dựng. Lưu ý khi chọn được nhà thầu xây dựng cần có hợp đồng xây dựng để bảo vệ quyền lợi cho mình.
.jpg)
Trên đây là những kinh nghiệm xây nhà mà chúng tôi chia sẻ tới quý khách, nội dung bài viết nếu chưa cung cấp đủ thông tin hoặc những thắc mắc của bạn về kinh nghiệm xây nhà xin vui lòng gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé.
dự toán chi phí xây nhà
ý kiến của khách hàng
dự toán chi phí xây nhà
Phong thuỷ nhà ở
-
THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH & PHÒNG BẾP ĐẸP
Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho khách hàng một vài mẫu...
-
THIẾT KẾ CẦU THANG THEO PHONG THUỶ
Thiết kế cầu thang đẹp theo phong thủy luôn là yêu cầu hàng đầu...
-
BÀI TRÍ PHÒNG KHÁCH HỢP PHONG THUỶ
Thế nhưng việc bài trí phòng khách hợp phong thủy như thế nào...
tư vấn xây dựng
-
XÂY NHÀ NGÀN ĐIỀU CẦN BIẾT PHẦN 2
Khác với các loại máy lọc không khí cục bộ chỉ đơn giản lọc không khí trong phòng, hệ thống làm sạch không khí trong nhà giúp loại bỏ bụi
-
CHI PHÍ XÂY NHÀ TRỌN GÓI 1 TẦNG 70M2
Ngày hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề chi phí xây dựng nhà trọn gói 1 tầng với diện tích 70m2 để các gia chủ có thể nắm bắt sơ bộ được chi phí xây dựng
-
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÀ Ở
Việc nắm rõ các bước xây dựng nhà ở giúp gia chủ không bị bối rối hoặc gặp nhiều khó khăn
lĩnh vực hoạt động

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Để xây dựng được một ngôi nhà đẹp hãy bắt đầu bằng một bản thiết kế đầy đủ công năng và tiện nghi, kiến trúc sư thiết kế làm gì cho tôi? Cụ thể là có những loại bản vẽ kiến trúc nào và có giúp ngăn chặn những sai sót, trong quá trình thi công.
.png)
THI CÔNG XÂY DỰNG
Thi công xây dựng là tổ chức triển khai thi công xây dựng dự án, thực hiện hoạt động xây dựng để hoàn thành công trình xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hay sản phẩm

GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
Giám sát công trình là vị trí chịu trách nhiệm giám sát quá trình thi công tại công trường, đảm bảo chất lượng - khối lượng tuân theo thiết kế được duyệt - tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành cũng như các vấn đề về tiến độ xây dựng

